Tâm linh, thần thoại luôn ẩn chứa những điều thú vị thôi thúc con người khám phá và tìm hiểu. Trong văn hóa Nhật, Shinigami là một từ dùng để miêu tả cho vị thần đại diện cho cái chết, hay còn gọi là Thần Chết. Khác với văn hóa phương Tây và một số nước khác, Thần Chết đảm nhận việc đưa tiễn linh hồn sang thế giới khác thì ở Nhật, vị thần này có những điểm khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt nằm ở đâu hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Shinigami – vị thần của cái chết là ai?
Trong tiếng Nhật, Shi là cái chết còn Kami là thần. Shinigami là một từ ghép từ 2 từ trên, có nghĩa là Thần Chết, hay còn gọi là kẻ đánh cắp sinh mạng. Đây là nhân vật thần thoại của người Nhật, công việc của họ không phải dẫn dắt người đã chết đến thế giới bên kia mà là gọi người trần gian đến với cái chết hoặc kích động tự sát.
Nhiều giả thuyết cho rằng vị thần được bắt nguồn từ Izanami – vị thần đầu tiên mang đến cái chết cho con người, nhiều giả thuyết khác lại chỉ ra Yama – vị thần cai quản âm phủ mới có liên hệ chặt chẽ với vị thần này. Nhiều người cho rằng vị thần này chỉ mới xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản vào thời kỳ văn hóa phương Tây về Grim Reaper bắt đầu du nhập vào nước Nhật, tạo niềm cảm hứng cho người Nhật tạo ra nhân vật này.
Hình tượng Shinigami trong văn hóa Nhật Bản
Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII, thế kỉ XIX, vị thần của cái chết đại diện cho một tư tưởng phổ biến trong truyền thống của Nhật Bản, đó là không coi cái chết là một điều xấu. Người Nhật xem đây là một phần trong chu kì của một đời người. Các Thần Chết sẽ làm công việc thu gom và đem tới sự chết chóc, họ đến gặp những người sắp lìa xa trần thế, mời họ bước qua ngưỡng cửa của sự sống và cái chết.
Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người theo Thần Đạo Shinto vẫn tin vào sự tồn tại của Shinigami. Vị thần mang đến sự chết chóc này được miêu tả như một thực thể vô hình đối với người bình thường mà chỉ đến khoảnh khắc họ sắp mất đi, họ mới có thể nhìn thấy được Thần Chết.
Do chỉ là nhân vật không có hình dáng cố định nên Thần Chết trong văn hóa Nhật Bản được hình dung là có khả năng bay và sử dụng đôi cánh như một phương tiện di chuyển. Một số Thần Chết thì không có tứ chi và có khả năng cầm đồ vật và sử dụng cuốn sổ tử thần. Ngày nay, hình tượng Thần Chết được sử dụng rất nhiều trong các bộ anime và manga Nhật Bản, điển hình phải kể đến hai tác phẩm: Death Note và Ballad of a Shinigami.
Hình tượng Thần Chết trong Death Note – Quyển sổ sinh mệnh
Death Note có tên tiếng Việt là Quyển sổ tử thần của tác giả Ohba Tsugumi. Truyện kể về một học sinh cấp III tên Raito vô tình nhặt được Death Note – cuốn sổ đến từ địa ngục. Đây là món đồ vốn thuộc về Ryuk – một tử thần, có khả năng giết chết bất kỳ một ai bằng cách ghi tên trên cuốn sổ đó. Cậu quyết định dùng cuốn sổ để diệt trừ những kẻ cậu cho rằng không xứng đáng về mặt nhân phẩm, cải tạo một thế giới lý tưởng mới.
Trong bộ truyện này, Thần Chết đóng vai trò rất quan trọng trong cốt truyện. Hình tượng Thần Chết Ryuk trong truyện được miêu tả với gương mặt có phần đáng sự, đôi mắt đen sâu hoắm, mái tóc dựng ngược và bộ quần áo màu đen nổi bật lên bộ xương gầy gò. Không ai biết được nguồn gốc hay năng lực thực sự của Ryuk có thể đạt được đến đâu.
Cũng trong tác phẩm này, thần chết Rem, một thần chết là nữ cũng hé lộ rằng tuy là kẻ đánh cắp sinh mạng nhưng vẫn có cách để giết một thần chết. Ngoài ra, họ còn có năng lực được gọi là “cặp mắt của Shinigami”, năng lực nhận biết tên và tuổi thọ của một người bất kì khi nhìn vào mặt người đó. Nếu trao năng lực này cho một con người, người đó sẽ phải đánh đổi bằng nửa tuổi thọ của mình.
Hình tượng Thần Chết trong Ballad of a Shinigami
Đây là một truyện tranh về câu chuyện của một Thần Chết vô cùng trẻ tuổi có tên Momo. Đây là truyện của tác giả K-Ske Hasegawa được phát hành vào năm 2003. Câu chuyện kể về một Thần Chết Momo và cô mèo đen biết nói Daniel.
So với hình tượng có phần đáng sợ vốn có của một Thần Chất, Momo lại có mái tóc trắng muốt cùng vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng. Không giống như những vị thần chết chóc khác, Momo cố gắng xoa dịu nỗi đau của những người cô ấy tiếp xúc dù là họ còn sống hay đã chết, giúp họ truyền tải thông điệp từ những người đã mất đến người còn sống trên trần gian.
Momo cùng cô mèo biết nói của mình có cuộc hành trình tiếp xúc với những người còn sống và đôi lúc, họ giúp đỡ những người còn sống đó khi học gặp những chuyện buồn trong cuộc sống. Nhìn nét vẽ có vẻ dễ thương nhưng thực chất, bộ truyện này được đánh giá là lấy rất nhiều nước mắt của các độc giả bởi những câu chuyện cảm động và nhân văn xoay quanh cuộc đời của cô nàng Thần Chết.
Hình tượng Thần Chết trong Bleach
Bleach là truyện tranh của tác giả Tite Kubo, kể về Ichigo Kurosaki, người có khả năng nhìn thấy các hồn ma. Cuộc sống của cậu hoàn toàn bị thay đổi khi cậu gặp Rukia Kuchiki, một Thần Chết của Âm Giới. Cậu có được sức mạnh của một Shinigami từ Kuchiki và từ đây, cậu có nhiệm vụ bảo vệ con người khởi các linh hồn xấu xa và dẫn dắt họ qua thế giới bên kia.
Nhân vật Thần Chết Rukia Kuchiki trong Bleach có hình dáng không khác mấy so với loài người, mặc kimono và cầm kiếm. Khă ngăng của Rukia là tấn công, năng chặn cũng như chưa thương cho người khác. Sau khi bị thương do hollow, Rukia chuyển giao sức mạnh của mình cho Ichigo.
Ngoài những tác phẩm nổi tiếng trên, các tác giả người Nhật xây dựng hình tượng Shinigami vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với nhân vật thần thoại này và muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy thử đọc những gợi ý mà chúng tôi đưa ra. Chúc bạn sẽ có những phút giây giải trí thật thú vị khi đắm chìm trong nền văn hóa độc đáo này nhé.